Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Kiến thủ

Kiến nghĩa là ý kiến của mình, sự hiểu biết của mình, sự vay mượn tích lũy những tư tưởng tà kiến của người khác, của kinh sách ngoại đạo, của triết học, của khoa học, y học, v.v…Thủ là giữ gìn, bảo thủ.

Hai chữ “kiến thủ” có nghĩa là bảo thủ cố chấp vào ý kiến hiểu biết của mình hoặc vay mượn của người khác, dù những ý kiến đó sai, mọi người ai nói gì, khuyên gì cũng không chịu buông bỏ những kiến chấp tà tư tưởng, tà pháp ấy, v.

... Kiến thủ là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, có ba trường hợp:

1- Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác: Khi học hiểu một điều gì do lý luận của các nhà tư tưởng, như tư tưởng chơn không, Phật tánh, v.

... Cũng nhưthấy những hiện tượng nhập đồng, nhập cốt do cô, cậu hoặc linh hồn người chết oan nhập vào, nói đâu trúng đó, rồicho đó có linh hồn người chết, có thế giới siêu hình, rồi chấp chặt, ai nói gì cũng không tin.

Do sự chấp chặt này, họ phải chịu thiệt thòi nhiều mặt về sự tu hành cũng như về đời sống.

2- Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình: Hành vi của mình sai quấy, ý kiến của mình sai lầm, nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của mình, tự cho mình là hay, là giỏi, ai nói gì cũng chẳng nghe.

3- Kiến thủ vì tự ái, hay vì ngoan cố cứng đầu: Biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là không đúng, lỡ lời, nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái sai cái không đúng của mình, không chịu thay đổi, không chịu sám hối, xin lỗi, không chịu từ bỏ, xa lìa.

Biết rằng kiến thủ là những điều sinh ra ngu muội, khiến cho ta phải chịu muôn ngàn thứ khổ đau. Thế mà ít người bỏ được những kiến thủ đó!

Gợi ý